Sự phân bố và khí hậu Rừng_sương_mù

Một trong những cây cầu treo tại khu bảo tồn rừng sương mù Monteverde, ở Monteverde, Costa Rica.

Tùy thuộc vào khí hậu khu vực, chịu ảnh hưởng bởi khoảng cách đến biển, sự lộ diện và vĩ độ (từ 23 độ vĩ Bắc đến 25 độ vĩ Nam), độ cao biến đổi từ 500 m đến 4.000 m trên mực nước biển. Thường thì có một dải độ cao tương đối nhỏ mà khí quyển môi trường phù hợp cho rừng sương mù phát triển. Điều này được đặc trưng bởi sương mù lâu dài tại tầng thảm thực vật, gây ra sự giảm ánh sáng mặt trời trực tiếp và do đó giảm sự thoát – bốc hơi nước.[2] Bên trong các khu rừng sương mù, hầu hết hơi nước ở trên cây là ở dạng giọt sương, nơi mà sương mù ngưng tụ lại trên lá cây rồi rơi xuống mặt đất bên dưới.

Lượng mưa hàng năm có thể dao động từ 500 đến 10000 mm và nhiệt độ trung bình là từ 8 đến 20 độ C.[3]

Trong khi rừng sương mù là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, thì ở một số vùng, những hệ sinh thái hay các kiểu rừng sương mù đặc biệt này lại được gọi là rừng rêu, rừng lùn, bụi cây miền núi, và rừng sương mù lùn.[4]

Định nghĩa rừng sương mù có vẻ khá mơ hồ, với nhiều nước không sử dụng thuật ngữ này (hay sử dụng các thuật ngữ khác như rừng miền núi châu Phi, rừng mưa vùng núi cao, rừng nguyệt quế vùng núi, hay các thuật ngữ địa phương hóa hơn chẳng hạn như yungas ở Bolivia, và laurisilva ở vùng đảo Đại Tây Dương),[5][6] và đôi khi rừng cận nhiệt đới hay kể cả rừng ôn đới mà các điều kiện khí tượng tương tự xuất hiện thì cũng được xem là rừng sương mù.

Chỉ có 1% đất rừng toàn cầu là rừng sương mù.[7]

Các khu vực quan trọng có rừng sương mù là ở Trung MỹNam Mỹ, Đông PhiTrung Phi, Indonesia, Malaysia, Philippines, Papua New Guinea, và Vùng Caribe.[8]